1. Khái niệm về tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện chỉ là một phần trong toàn bộ chiến lược tiếp thị và quảng bá cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc đánh bóng thương hiệu, tổ chức sự kiện còn nhằm mục đích chuyển tải một thông điệp cụ thể, hoặc lặp lại một thông điệp đồng nhất.

Nghề tổ chức sự kiện (nghề event) còn được gọi là nghề của ý tưởng, vì trong việc tổ chức sự kiện thì ý tưởng sáng tạo là ưu tiên số 1. Người làm event phải nhanh nhạy, năng động và có đầu óc tổ chức. Bất kỳ sự kiện nào cũng có thể bao hàm những tình huống bất ngờ, người làm event phải biết cách xoay sở tình thế, ứng phó linh hoạt với mọi tình huống.

Các loại sự kiện:
  • Giới thiệu sản phẩm mới
  • Khai trương, động thổ, khánh thành.
  • Hội thảo, kỷ niệm.
  • Ca nhạc, thể thao, giải trí…
  • Thông điệp của sự kiện có thể được thể hiện dưới dạng:
  • Hình ảnh: Thiệp mời, sân khấu, bandrol, cờ phướn, bảng tên, quà tặng, túi đựng quà, đồng phục, bảng tên…
  • Lời: Chủ đề, bài phát biểu, thông cáo báo chí, văn nghệ, các ấn phẩm…

2. Tổ chức sự kiện như thế nào?

a. Tiến trình tổ chức sự kiện
  • Phải lên được bản kế hoạch chi tiết chương trình thực hiện: người chịu trách nhiệm chính cho từng công việc, làm việc gì, tiến độ thực hiện, ngân sách…
  • Phải dự trù được nhiều phương án ứng phó khi triển khai thực hiện.
  • Liên hệ các đối tác sẽ cùng làm việc, có thể sử dụng thêm dịch vụ bên ngoài.
  • Họp kiểm tra tiến độ thường xuyên.
  • Dành đủ thời gian dự phòng.
"Nên nhớ rẳng: nhiều người không hẳn là tốt"

b. Tạo ra sự kiện “giật gân”

Sự kiện giật gân có tác dụng khiến báo chí đưa tin “kịch tính” hơn và nhiều hơn. Với công chúng, sự kiện giật gân cũng dễ nhớ hơn và giúp xây dựng được hình ảnh thương hiệu ấn tượng hơn.

Những sự kiện giật gân thường gắn với chữ NHẤT: lớn nhất, đông nhất, cao nhất, nhiều nhất…
  • Túi thân thiện với môi trường to nhất Việt Nam
  • Bánh chưng lớn nhất Việt Nam
  • Kỷ lục 19 người trên 1 chiếc Suzuki Wagon R+
c. Nguyên tắc 4W: WHO, WHY, WHAT, WOW

WHO: Event này dành cho ai?

- Nghiên cứu khách tham dự là ai? Họ mong muốn, suy nghĩ, yêu thích cái gì? Thói quen, địa vị xã hội của họ ra sao? Nên nhớ, mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những vị khách mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng.

- Cần phải lên kế hoạch chi tiết cho những hoạt động của sự kiện, nhằm thu hút đông đảo đối tượng cần hướng tới. Đồng thời hạn chế những đối tượng không có tiềm năng, để chúng ta có thể làm việc tập trung và có hiệu quả hơn.

Sự kiện có quy mô tầm cỡ đến đâu và có ấn tượng đến đâu cũng sẽ trở thành vô nghĩa nếu xác định sai đối tượng mục tiêu.

WHY: Tại sao phải tổ chức event này?

- Khi làm ra sản phẩm, doanh nghiệp phải biết tại sao lại làm ra nó, phải xác định rõ về cơ cấu sản phẩm là gì. Không đơn giản là cứ để tền củ công ty lên từng sản phẩm, mà phải tạo ra sức sống cho sản phẩm đó, để sản phẩm đó có được sự chiêm ngưỡng của ngời tiêu dùng.

- Khi tổ chức sự kiện cũng vậy, phải đặt mục tiêu cụ thể:
  • Tại sao phải tổ chức sự kiện này? Tổ chức để làm gì?
  • Tổ chức như thế nào?
  • Nhu cầu của khách hàng?
  • Làm sao để thu hút người tham dự quan tâm?
- Kế hoạch và ngân sách là những căn cứ để chúng ta đánh giá hiệu quả công việc. Mặc dù thường được thực hiện nhất trong khi làm PR, nhưng tổ chức sự kiện lại không được chú trọng và đầu tư đúng mức. Vì thế khó lòng “cân, đo” được những kết quả mà hoạt động này mang lại cho danh tiến của công ty, nếu không đặt ra trước những mục tiêu cần hướng đến. Đặt ra mục tiêu cho hoạt động tổ chức sự kiện là một công việc không hề đơn giản nhưng rất cần thiết.

"Không mục đích, không thắng lợi, không danh tiếng"

WHAT: Điều gì để lại dấu ấn khó phai?

- Ý tưởng: Ý tưởng là ưu tiên số 1 và là cốt lõi dẫn đến sự thành công. Trong một event, sự thán phục, ngưỡng mộ của khách hàng mục tiêu then chốt, là công việc mà người làm event luôn phải sáng tạo, tìm tòi, học hỏi.
- Thông điệp: Thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu phải thật đơn giản, dễ đi vào tiềm thức của họ nhất. Từ đó họ sẽ ra quyết định chọn lựa thương hiệu của bạn khi mua hàng.

PR agency phải trình bày ý tưởng của mình thật thuyết phục trước khách hàng (là người thuê làm sự kiện), phải luôn đặt ra nhiều câu hỏi để bảo vệ cho ý tưởng của mình và đưa nó vào thực tế triển khai. Phải lên kế hoạch chi tiết cho từng công đoạn, cần thận mọi khâu để ý tưởng trở thành thực tế.

Kế hoạch truyền thông cho sự kiện: Phải đưa ra hình thức quảng bá mà công chúng dễ nhận thấy nhất, thu hút nhất cảtrước, trong và sau sự kiện.

WOW: Tạo được tiếng vang!

- Một sự kiện gây được tiếng vang, không chỉ là sự kiện “hoành tráng” mà còn phải biết chăm chút đến từng chi tiết nhỏ. Rất nhiều trường hợp, chính những tiểu tiết đã phá hỏng công sức đầu tư cho toàn bộ sự kiện. Làm sao để khán giả khi chứng kiến sự kiện phải thốt lên “WOW” một cách thán phục và duy trì được sự thán phục ấy suốt thời gian tổ chức đòi hỏi một kỳ công thật sự.

Điều kiện tiên quyết: SÁNG TẠO (duy nhất, đầu tiên, độc quyền, đứng nhất) -> Tạo ra lợi thế khác biệt, thu hút khán giả.

Mọi người đều biết Neil Amrstrong là người đầu tiên lên mặt trăng. Nhưng ai là người thứ hai lên mặt trăng?

(2013, sưu tầm từ internet)

0 comments :

Post a Comment