Hệ thống thiết bị điều khiển ánh sáng SK (Lighting controller system).

Vì thiết bị điều khiển ánh sáng rất phong phú và đa dạng nên trong bài này, tôi chỉ giới thiệu khái quát về từng chủng loại và đặc tính của loại thiết bị này thôi.

Điều chỉnh ánh sáng đơn giản nhất có lẽ là cái công tắc (switch). Nếu chỉ có 10 đèn trở lại thì dùng nó là tiện nhất, sang hơn thì dùng cầu dao điện hay CB (circuit-breaker) cho những loại đèn có công suất lớn. Tất cả gắn trên 1 cái bảng gọi bảng điện (electric-board).


Nhưng SK hiện đại xử dụng rất nhiều thiết bị, tay đâu để điều khiển cả trăm switch bây giờ. Lúc đầu, người ta thu nhỏ bảng điện bằng cách thêm vào những thiết bị điện như micro- switch và relay từ cho dễ xử dụng. Khi có linh kiện bán dẫn thì thêm triac vào làm mạch đóng mở, cuối cùng là áp dụng kỹ thuật số (digital) như ngày nay.

1. Thiết bị điều khiển AS trước tiên là Power-pack.
 
Cũng như Amplifier của AT là công suất để tải loa, thiết bị này cũng là công suất để tải đèn. Mạch điện tử biến đổi tín hiệu analog từ Controller đưa chân gate của Triac làm biến thiên dòng điện nguồn để cho ra đèn. Có thể có nhiều mạch như vậy (gọi là channel) tích hợp trong một Pack. Dòng ra của mỗi channel có thể đến 20Amps.

Có hai loại power-pack :

  • Switching-pack chỉ đóng mở nguồn cung cấp cho đèn khi tín hiệu đầu vào lên đến ngưỡng điện thế nhất định tùy loại pack. Loại này dùng cho những thiết bị có dùng biến thế (transformer) hay motor quay, không chịu được điện áp thấp hơn điện nguồn khi hoạt động nên chỉ có 2 trạng thái : đóng hoặc mở nguồn.
               
        
  • Loại thứ hai là Dimmer-pack có thể gia giảm tuyến tính theo tín hiệu vào. Loại này dùng cho các loại đèn đốt tim như PAR, Leko, Fresnel v.v. Mỗi channel trên dimmer-pack thường có thêm switch pre-heat để nung tim bóng đèn trước khi hoạt động, tránh trường hợp điện trở trong R của tim đèn giảm khi khí hậu lạnh, tăng công suất, làm hư hại tới pack.


  • Bộ giải mã DA (Digital Analog)
Tín hiệu chuẩn quốc tế xử dụng cho Power-pack là điện thế analog biến thiên từ 0 -> 10 VDC. Vì những controller đa số cho ra tín hiệu mã DMX512 nên trước khi tín hiệu vào pack phải qua qua bộ giải mã DA (digital-analog).
                   
                                                 DA Decorder  
       

2. Bàn điều khiển (Controller) (console)
 
Là thiết bị chính để điều khiển AS. Thông thường là một nhóm các biến trở gạt hay switch. Nếu mỗi channel chỉ có 1 biến trở thì nó là loại single preset, còn nếu có 2 thì là loại dual (double) preset. Cũng như mixer của AT, tất cả các channel đều chi phối chung bởi một biến trở chính gọi là master.

Pulsar Single Preset

Pulsar Dual Preset

Pulsar Touching


Với một số các controller, các channel tương ứng với các thiết bị AS này có thể lập trình được (programmable) thành từng cảnh (scene). Như vậy scene có nghĩa là những gì thấy được do các thiết bị AS tạo ra trong 1 thời điểm tĩnh. Thí dụ hình chụp SK đang biểu diễn cũng là 1 scene. Khi đã lập trình được nhiều scene, có thể liên kết nhiều scene này lại thành chase (chạy đuổi). Có thể thay đổi theo ý muốn tốc độ (speed) và độ dốc (slope) của chase tạo thành những hoạt cảnh ánh sáng.

   
NSI 32/64 /  SGM Studio 24 SC

      
Pulsar Masterpiece 216 /  Zero88


Ngoài ra còn có những controller chuyên dùng để điều khiển các loại đèn thông minh (intelligent) như scanner và movie head. Vì chuyên dùng nên kết cấu gọn nhẹ, lập trình nhanh hơn loại trên vì nó đã cài đặt sẵn những chế độ như lựa đèn, group v.v.

                  Futurelight CP-256                                         F.A.L Storm

3. Phần mềm (Software)
 
Với sự tiến triển của máy tính, có rất nhiều hãng đã viết những phần mềm (software) dùng để điều khiển AS. Những phần mềm này mô phỏng những controller AS và xuất từ computter ra mã DMX thông qua 1 thiết bị gọi là interface. Phần thiết bị rất đơn giản nhưng tính năng của loại này rất mạnh, không thua gì nhừng controller cao cấp mà có phần hơn nữa. Khuyết điểm của loại này là giao diện thao tác bị hạn chế, chỉ có mouse và thêm một ít hỗ trợ của keyboard nên xử dụng rất chậm, chỉ thích hợp với những show cố định, đã tính toán trước và không thể thay đổi lớn trong khi biểu diễn. Dưới đây là hình chụp 2 loại interface thông dụng ở VN (DMX Creator và Sunlight) và giao diện điều khiển của nó để các bạn có thể hình dung.

   




Thông thường, trong 1 show biểu diễn, có nhiều người điều khiển AS. Người chịu trách nhiệm chính là người sử dụng PAR controller, những người khác sử dụng moving light, lazer v.v chỉ là phụ. Sẽ có lúc tôi sẽ đề cập tới vấn đề thiết kế và chia nhiệm vụ này trong một bài viết khác.

Những thiết bị điều khiển AS cao cấp rất phức tạp so với AT. Lý do là không có cái nào xử dụng giống nhau, mỗi hãng thiết bị đã khác mà cách điều khiển đều khác nhau rất xa. Tên gọi họ đặt ra cũng vậy, chưa có một thống nhất, chuẩn chung nào cả. Muốn học cho hết được những ý đồ mà người sản xuất tạo ra cũng là một kỳ công. Thường thì mỗi người làm AS nên chọn một vài dòng controller để nghiên cứu, chứ 1 người thì không thể nhớ hết được. Tôi đã xử dụng rất nhiều, có thể nói là hầu hết những cotroller có mặt tại VN, vậy mà đi đâu cũng phải đem laptop theo để đọc lại manual. Chính vì thế mà trong bài này tôi chưa thể hướng dẫn các bạn cách xử dụng được. Sau này, nếu có yêu cầu cụ thể, tôi sẽ viết tiếp kỹ hơn về vài dòng controller đặc trưng.

4. Những thiết bị khác

Còn rất nhiều thiết bị điều khiển AS chưa hề hiện diện ở VN. Trên thế giới, top controller do hãng Avolites nắm với series Diamond (Diamond 3 đã có xử dụng tại VN), hiện nay đã lên Diamond 4. Giá trị của nó không thể tưởng nổi, khoảng vài trăm ngàn USD cho một hệ thống, chưa kể đèn. Phải kể thêm các hãng khác như Pulsar, Zero88, NSI, Celco,  Light Coordinator, Whole Hog, Light palette, Expression ...

Xin mời các bạn xem các hình sau :



   
   
(2013 - Sưu tầm)

0 comments :

Post a Comment